PLANNING & PROJECT

Planning and Project là gì?

Planning and Project hay “kế hoạch dự án” là một tài liệu chi tiết mô tả cách một dự án sẽ được thực hiện, quản lý và hoàn thành. Trong bối cảnh Marketing, kế hoạch dự án được xem như bản thiết kế chi tiết cho việc thực hiện một chiến dịch hoặc sáng kiến marketing cụ thể.

Kế hoạch dự án gồm những thành phần nào?

1. Tổng quan Dự án

  • Tên dự án: Tên chính thức của chiến dịch hoặc sáng kiến marketing.
  • Mô tả ngắn gọn: Tóm tắt về dự án và mục tiêu chính.
  • Người chịu trách nhiệm: Tên của người quản lý dự án và các bên liên quan chính.

2. Mục tiêu và Phạm vi

  • Mục tiêu SMART: Specific (Cụ thể) – Measurable (Đo lường được) – Achievable (Có thể đạt được) – Relevant (Phù hợp) – Time-bound (Có thời hạn).
  • Phạm vi dự án: Những gì được bao gồm và không được bao gồm trong dự án.
    Kết quả mong đợi: Các kết quả cụ thể mà dự án hướng tới.

3. Phân tích Thị trường và Đối tượng Mục tiêu

  • Phân tích thị trường: Tổng quan về tình hình thị trường hiện tại.
  • Đối tượng mục tiêu: Mô tả chi tiết về khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích cạnh tranh: Đánh giá về đối thủ cạnh tranh chính.

4. Chiến lược Marketing

  • Định vị thương hiệu: Cách thức dự án sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ.
  • Chiến lược 4P: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng bá).
  • Kênh marketing: Các kênh sẽ được sử dụng (ví dụ: digital, truyền thống, PR).

5. Lịch trình 

  • Lịch trình chi tiết: Timeline của dự án với các nhiệm vụ cụ thể.
  • Các mốc quan trọng: Những sự kiện hoặc thành tựu chính trong quá trình thực hiện.
  • Thời hạn: Ngày bắt đầu và kết thúc dự kiến của dự án.

6. Ngân sách và Tài nguyên

  • Chi tiết ngân sách: Phân bổ chi phí cho từng hoạt động.
  • Nguồn nhân lực: Danh sách nhân sự cần thiết và vai trò của họ.
  • Tài nguyên khác: Công cụ, phần mềm, hoặc trang thiết bị cần thiết.

7. Kế hoạch Truyền thông

  • Chiến lược nội dung: Loại nội dung sẽ được tạo ra và chia sẻ.
  • Lịch trình đăng bài: Kế hoạch chi tiết về thời gian và nền tảng đăng bài.
  • Kế hoạch tương tác: Cách thức tương tác với khách hàng trên các nền tảng.

8. Quản lý Rủi ro

  • Xác định rủi ro: Danh sách các rủi ro tiềm ẩn.
  • Đánh giá rủi ro: Mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của mỗi rủi ro.
  • Kế hoạch giảm thiểu: Chiến lược để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro.

9. Đo lường và Đánh giá

  • KPIs: Các chỉ số chính để đo lường thành công.
  • Công cụ theo dõi: Các công cụ và phương pháp sẽ được sử dụng để theo dõi tiến độ.
  • Lịch trình báo cáo: Tần suất và định dạng của các báo cáo tiến độ.

Phân loại các cách lập kế hoạch dự án.

Kế hoạch theo năm

Doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu của năm và xác định hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp sẽ đưa ra đưa ra được những phương án tối ưu nhất cho việc thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp đưa ra những phương án giải quyết trong trường hợp rủi ro.

Với những dự án marketing dài hạn thì doanh nghiệp có thể xem một cách tổng quan hơn để phân bổ nguồn lực cho phù hợp nhất trong từng giai đoạn. Trong quá trình thực thi những dự án mang tính dài hạn, doanh nghiệp sẽ tránh được những kỳ vọng không thực tế hay sự ngẫu hứng không hướng về mục tiêu trong quá trình làm việc.

Kế hoạch theo quý

Từ dự án năm doanh nghiệp sẽ xác định được các dự án theo quý, sẽ quản lý được rủi ro và dựa vào các mục tiêu đã định theo quý, theo năm và hoàn thành dự án một cách hoàn thiện nhất. Sau mỗi dự án theo quý doanh nghiệp sẽ thống kê được mức độ hoàn thành, đưa ra điểm mạnh, điểm hạn chế của dự án rồi từ đó sẽ hoạch định tiếp mục tiêu cho những quý sau.

Đối với những kế hoạch theo quý doanh nghiệp phải đảm bảo những dự án này đáp ứng được mục tiêu của dự án theo năm của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn nguồn chi cho những dự án thay vì chỉ nhìn vào những dự án dài hạn và đo lường chính xác các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho dự án theo quý.

Kế hoạch theo dự án

Marketing theo năm và theo quý cho bạn cái nhìn tổng quát về dự án mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Marketing theo chương trình sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết về từng chương trình diễn ra trong năm và cụ thể từng hoạt động trong chương trình đó.

Đối với những dự án marketing theo chương trình sẽ chi tiết từ hoạt động, chi phí, nhân lực, giá trị chương trình mang lại… Khi lập dự án marketing theo chương trình doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá hiệu quả và hiệu suất của chương trình diễn ra.

Nếu Bạn chưa có một quy trình kinh doanh phù với mục tiêu của công ty. Brand idea – Bi là một Agency chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ định hướng kế hoạch cho doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp đỡ cho doanh nghiệp của Bạn.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Các giai đoạn lập kế hoạch dự án

  1. Xác định mục tiêu: xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu nhỏ hơn có thể đo lường được bằng các chỉ số.
  2. Phân tích thị trường: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, SWOT và xác định khách hàng mục tiêu.
  3. Xây dựng chiến lược: lựa chọn kênh truyền thông, tạo thông điệp và nội dung chi tiết cho từng mục chiến lược.
  4. Đo lường rủi ro: liệt kê những rủi ro tiềm ẩn, xác định mức độ nghiêm trọng và vạch ra chiến lược khắc phục.
  5. Triển khai và giám sát: thực hiện và theo dõi chiến lược, đo đường qua chỉ số KPIs.
  6. Đánh giá và tổng kết: phân tích và đánh giá kết quả so với mục tiêu đề ra ban đầu.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Lợi ích mà kế hoạch dự án mang lại?

Chuyển đổi Chiến lược thành Hành động

  • Biến các mục tiêu marketing tổng thể thành các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể.
  • Tạo ra một lộ trình chi tiết để thực hiện chiến lược marketing.

Quản lý Nguồn lực Hiệu quả

  • Phân bổ ngân sách marketing một cách tối ưu cho các hoạt động khác nhau.
  • Sắp xếp nhân sự phù hợp cho từng nhiệm vụ marketing cụ thể.
  • Đảm bảo sử dụng hiệu quả các công cụ và tài nguyên marketing.

Quản lý Thời gian và Tiến độ

  • Thiết lập timeline cụ thể cho các hoạt động marketing.
  • Xác định các mốc quan trọng để đo lường tiến độ của chiến dịch.
  • Giúp đảm bảo các chiến dịch được triển khai đúng thời điểm, phù hợp với mùa vụ hoặc sự kiện thị trường.

Đo lường Hiệu quả và ROI

  • Thiết lập các KPI (Key Performance Indicators) cụ thể cho mỗi hoạt động marketing.
  • Tạo cơ sở cho việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
  • Giúp tính toán ROI (Return on Investment) cho các hoạt động marketing

Quản lý Rủi ro 

  • Xác định trước các rủi ro tiềm ẩn trong chiến dịch marketing.
  • Phát triển các kế hoạch dự phòng để đối phó với các tình huống không mong muốn.

Tăng cường Sự Linh hoạt và Khả năng Thích ứng

  • Tạo ra một khung làm việc cho phép điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
  • Giúp đội marketing phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường hoặc phản hồi của khách hàng.

Cải thiện Truyền thông Nội bộ

  • Đảm bảo tất cả các thành viên trong đội marketing đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
  • Tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận khác nhau (ví dụ: marketing, bán hàng, sản xuất).

Tối ưu hóa Ngân sách Marketing

  • Giúp phân bổ ngân sách một cách chiến lược cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Tạo cơ sở cho việc điều chỉnh ngân sách dựa trên hiệu suất thực tế của chiến dịch.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRAND IDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

BRANDIDEA

Bi luôn hướng tới sự bền vững trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Cam kết của Brand idea

  • Cam kết tiến độ: Brand idea cam kết hoàn thành đúng tiến độ và bàn giao kết quả theo đúng thời hạn.
  • Cam kết chất lượng: Chiến lược Brand idea xây dựng cho bạn dựa trên nghiên cứu thực tế và “những con số biết nói”.
  • Cam kết hỗ trợ: Mọi vấn đề khách hàng đang gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ sẽ được Brand idea hỗ trợ và tư vấn đầy đủ và nhiệt tình.